Một số bài toán mẹo

LHA - AC   Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019
LƯỢT XEM
Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.
 Nhận xét. Thứ nhất, đề bài không nêu rõ là so sánh cái gì: nặng - nhẹ, dài - ngắn, to - nhỏ... Nếu là nặng nhẹ thì đáp số là bằng nhau. Vậy câu trả lời đúng ở đây là: không đủ dữ liệu.

Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?
 Nhận xét. Theo bạn đáp số của bài này là 2 hay 1?

Câu 3. Thời xưa, có một gia đình bố mẹ có 6 người con trai. Mỗi người con trai có một người em gái. Hỏi gia đình có mấy con?
 Nhận xét. Nếu cứ theo phép nhân trong toán học thì gia đình này phải có 12 con (= 6 x 2). Nhưng thực ra chỉ có 7 người con với 6 con trai và 1 em gái là con út trong gia đình.

Câu 4. 20 bạn vào một thư viện mượn sách, mỗi bạn mượn 1 hoặc 2 cuốn. Tổng số sách đã mượn là 30 cuốn. Hỏi cô thủ thư tên là gì?
 Nhận xét. Đây là một bài toán vui không có đáp số. Theo quán tính, nếu đọc hết 3 câu đầu trong đề toán thì đề bài thường hỏi có bao nhiêu bạn mượn 1 cuốn, bao nhiêu bạn mượn 2 cuốn. Dùng phương pháp giả thiết tạm ta có thể tính được. Nếu bạn nào đọc không kỹ sẽ làm theo hướng này mất thời gian vô ích.

Câu 5. Hai vận động viên Sư tử và Báo dự thi xem ai chạy nhanh hơn. Báo lao một bước được 3m, còn Sư tử một bước chỉ sải được 2m. Sư tử chạy được 3 bước thì Báo mới chạy được 2 bước. Trọng tài đưa ra luật đua như sau: Chạy đến gốc cây cổ thụ cách đó 100m rồi quay lại. Sau tiếng súng phát lệnh, cả hai cùng lao vọt đi. Theo bạn ai sẽ thắng?
 Nhận xét. Về mặt toán học thì quãng đường 100 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3, là số mét mỗi sải của Sư tử và Báo. Rõ ràng Sư tử đã được trọng tài thiên vị.

Câu 6. Bạn hãy kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
 Nhận xét. Không kể tên ngày theo thứ trong tuần thì ta có thể kể tên ngày theo thứ tự trong tháng như: ngày 1, ngày 2, ngày 3.

Câu 7. Một người đi lên cầu thang bộ dài 40 bậc bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Hỏi sau bao lâu người đó đi hết cầu thang, biết rằng trung bình mỗi bước người đó đi hết 5 giây?
 Nhận xét. Nếu cứ tiến một bước rồi lùi một bước thì người đó không thể đi hết thang bộ, đáp số là: không bao giờ. Nhưng không lẽ đề bài lại ra như thế? Thực ra người đó cứ tiến một bước rồi lại quay đầu để lùi 1 bước, rồi lại tiếp tục quay đầu để tiến. Như vậy người đó vẫn đi lên cầu thang như một người đi tiến. Đáp số là 200 giây (= 40 x 5).

Câu 8. Có 10 cái bánh giống hệt nhau, người ta cần rán hai mặt của mỗi cái bánh bằng 1 cái chảo chỉ chứa được 4 cái bánh cho một lần rán. Biết rằng thời gian rán 1 mặt của mỗi bánh là 1 phút. Hỏi để rán hai mặt của cả 10 cái bánh đó thì cần ít nhất thời gian là bao nhiêu phút? Giải: 10 bánh có tổng số mặt là : 10 x 2 = 20 (mặt) Mỗi mặt cần 1 phút rán và chảo chứa được 4 chiếc nên số thời gian cần là : 20 x 1 : 4 = 5 (phút) Cách rán : Lần 1 (1 phút): Rán 1 mặt bánh số 1 đến 4 Lần 2 (1 phút) : Rán 1 mặt bánh số 4 đến 7 (Bánh số 4 rán xong) Lần 3 (1 phút) : Rán bánh số 7 đến số 10 (Bánh số 7 được rán xong) Lần 4 và lần 5 rán nốt một mặt của 8 chiếc còn lại (trừ số 4 và số 7) Vậy là mất 5 lượt, mỗi lượt 1 phút nên chúng ta mất 5 phút
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết

Bài đăng phổ biến

TIN HỌC 6 - KT HỌC KỲ II [2024 - 2025]

  I. ÔN TẬP 1. Lý thuyết: Ôn lại nội dung các bài bên dưới. Bài 10             Bài 11             Bài 12                 Bài 13 Bài 15             Bài 16 2. Bài tập: Làm các câu hỏi trắc nghiệm theo link bên dưới Link bài tập trắc nghiệm Xem kết quả làm bài 3. Kiểm tra thường xuyên lần 4: Link đề kiểm tra thường xuyên lần 4 II. KIỂM TRA Link làm bài kiểm tra cuối HK II Lưu ý: Đến  ngày  kiểm tra thầy sẽ cung cấp mã số cho các em làm bài

TIN HỌC 8 - KTGHKI [2021 - 2022]

  I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung đã học và làm các câu hỏi ôn tập. [ Nội dung ôn tập giữa HKI-Tin học 8 ] 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra giữa HKI tin học 8 gồm 40 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 40. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 4. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 45 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. Chúc các em làm bài đạt điểm cao! [ LÀM BÀI KIỂM TRA TẠI ĐÂY ]. HOẶC LÀM BÀI KIỂM TRA TRÊN FORM DƯỚI ĐÂY Đang tải…

TIN HỌC 7 - BÀI 4 |2024 - 2025|

  I. LÝ THUYẾT 1. Xem nội dung bài học 2.  Bài giảng II. BÀI TẬP 👉 Link làm bài tập                               👀👀 Xem kết quả làm bài

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 5 - TIN HỌC 9 [2021 - 2022]

I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung chủ đề 10 và chủ đề 11 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra thường xuyên tin học 9 gồm 20 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 20. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 2. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 20 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. 5. Chọn đúng đường link của lớp mình.  Chúc các em làm bài đạt điểm cao! Các em làm bài [ tại đây ] hoặc theo form bên dưới Đang tải…