Chủ đề 10. Làm việc với dãy số

LHA - AC   Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020
LƯỢT XEM

BÀI 10: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ

• Nội dung chính

   - Dữ liệu kiểu mảng

   - Làm việc với biến mảng

   - Sử dụng các biến mảng và câu lệnh lặp

1. Dãy số và biến mảng

   - Dữ liệu kiểu mảng là 1 tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có chung 1 kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. việc sắp xếp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số.

   - Khi khai báo 1 biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.

   - Ưu điểm sử dụng biến mảng: kiểu mảng để lưu nhiều dữ liệu liên quan đến nhau bằng 1 biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các dữ liệu đó giúp cho việc xử lí các dữ liệu ấy đơn giản hơn.


- Trong ví dụ trên, ta có:

   + Tên mảng: A

   + Chỉ số: i

   + Số phần tử mảng: 6

   + Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu số nguyên

   + Khi tham chiếu đến phần tử thứ I ta viết A[i]. ví dụ A[2]=12

2. Ví dụ về biến mảng

   - Biến mảng chỉ làm việc với kiểu số nguyên hoặc số thực.

   - Cú pháp khai báo:

Var <tên biến mảng> : array[<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of<kiểu dữ liệu>;

Lưu ý: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer hoặc real

- ví dụ: var Chieucao: array[1..20] of real;

   + Tên mảng: Chieucao

   + Kiểu dữ liệu: real

   + Số phần tử: 20

   + Chỉ số đầu: 1

   + Chỉ số cuối: 20

3. Truy cập tới các phần tử trong mạng

   - việc truy cập tới phần tử bất kì của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó trong mảng.

   - việc truy cập ở đây bao gồm các hành động: gán giá trị, đọc giá trị và thực hiện tính toán với giá trị đó

   - ví dụ: khi khai báo biến mảng như sau

var Chieucao: array[1..20] of real;

   +Chieucao[2] := 5, gán giá trị cho phần tử thứ 2 trong mảng Chieucao bằng 5. Ta cũng có thể nhập giá trị này từ bàn phím.

   + Writeln(‘Chieu cao cua ban thu 1 la: ’,Chieucao[1]); lấy giá trị của phần tử thứ 1 trong mảng Chieucao và in ra màn hình.

   + TB:= (Chieucao[1] + Chieucao[2])/2, sử dụng giá trị phần tử thứ 1 và thứ 2 trong mảng Chieucao để tính chiều cao trung bình.

Ví dụ 1: chương trình nhập mức thu nhập của 5 hộ gia đình sử dụng biến mảng

Chương trình

Kết quả

Ví dụ 2: chương trình nhập mức thu nhập của 5 hộ gia đình sử dụng biến mảng sau đó in ra các hộ có mức thu nhập trên trung bình.

Chương trình

Kết quả


4. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số

Ví dụ 3: viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lơn nhất cùng độ lệch của giá trị đó so với giá trung bình của N số đã nhập. N cũng được nhập từ bàn phím.

Gợi ý:

   - Khai báo biến n để nhập các số nguyên sẽ được nhập vào.

   - Nhập vào 1 biến mảng A

   - Khai báo 1 biến I là biến đếm, và biến MAX, MIN là số lớn nhất và nhỏ nhất của mảng.

   - Kích thước của mảng hay chỉ số cuối phải được khai báo rõ ràng và phải là 1 số cụ thể.

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

lehoangan.ac.ag@gmail.com

Bài đăng phổ biến

TIN HỌC 6 - KT HỌC KỲ II [2024 - 2025]

  I. ÔN TẬP 1. Lý thuyết: Ôn lại nội dung các bài bên dưới. Bài 10             Bài 11             Bài 12                 Bài 13 Bài 15             Bài 16 2. Bài tập: Làm các câu hỏi trắc nghiệm theo link bên dưới Link bài tập trắc nghiệm Xem kết quả làm bài 3. Kiểm tra thường xuyên lần 4: Link đề kiểm tra thường xuyên lần 4 II. KIỂM TRA Link làm bài kiểm tra cuối HK II Lưu ý: Đến  ngày  kiểm tra thầy sẽ cung cấp mã số cho các em làm bài

TIN HỌC 8 - KTGHKI [2021 - 2022]

  I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung đã học và làm các câu hỏi ôn tập. [ Nội dung ôn tập giữa HKI-Tin học 8 ] 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra giữa HKI tin học 8 gồm 40 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 40. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 4. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 45 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. Chúc các em làm bài đạt điểm cao! [ LÀM BÀI KIỂM TRA TẠI ĐÂY ]. HOẶC LÀM BÀI KIỂM TRA TRÊN FORM DƯỚI ĐÂY Đang tải…

TIN HỌC 7 - BÀI 4 |2024 - 2025|

  I. LÝ THUYẾT 1. Xem nội dung bài học 2.  Bài giảng II. BÀI TẬP 👉 Link làm bài tập                               👀👀 Xem kết quả làm bài

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 5 - TIN HỌC 9 [2021 - 2022]

I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung chủ đề 10 và chủ đề 11 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra thường xuyên tin học 9 gồm 20 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 20. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 2. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 20 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. 5. Chọn đúng đường link của lớp mình.  Chúc các em làm bài đạt điểm cao! Các em làm bài [ tại đây ] hoặc theo form bên dưới Đang tải…