TIN HỌC 9 - ÔN TẬP GIỮA HKII [2021 - 2022]

LHA - AC   Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022
LƯỢT XEM

 

I. KIẾN THỨC

Chủ đề 6    MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN

1. Đa phương tiện là gì?
    Đa phương tiện (multimedia) được hiểu là sự kết hợp phương tiện truyền thông với thông tin từ nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh…
    Sản phẩm đa phương tiện là các sản phẩm mà thể hiện thông tin đa phương tiện, thường được tạo ra bằng máy tính hoặc phần mềm máy tính. Ví dụ: một bài trình chiếu, một trang quảng cáo trên mạng…

2. Ưu điểm của đa phương tiện.
Sản phẩm của đa phương tiện có những ưu điểm như:
- Thể hiện thông tin tốt và sinh động.
- Cải thiện chất lượng trình bày và thu hút sự chú ý.
- Sử dụng đa dạng và sửa đổi dễ dàng trên máy tính.
- Thích hợp cho lĩnh vực giáo dục và giải trí.

3. Các thành phần của đa phương tiện.
- Văn bản (text): là một thành phần cơ bản của đa phương tiện.
- Hình ảnh (image):
    + Ảnh tĩnh có thể là hình ảnh, tranh mà thể hiện nội dung một cách cố định.
    + Ảnh động (animation) được tạo ra từ nhiều hình ảnh tĩnh mà chỉ khác nhau một vài chi tiết và được thể hiện theo trình tự thích hợp trong khoảng thời gian ngắn.
- Âm thanh: là một dạng thông tin phổ biến của đa phương tiện.
- Phim ảnh: là sự kết hợp của tất cả các dạng thông tin. Phim là một thành phần đặc biệt của đa phương tiện.

4. Ứng dụng của đa phương tiện:
- Đa phương tiện ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống. Chất lượng của các sản phẩm đa phương tiện ngày càng được nâng lên.
- Đa phương tiện đã ứng dụng trong học tập, y tế, khoa học, giải trí, nghệ thuật…

CHỦ ĐỀ 8: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU.
1. Phần mềm trình chiếu là gì?
    Phần mềm trình chiếu là phần mềm cho phép người dùng tạo và trình chiếu các bài thuyết trình báo cáo (gọi là bài trình chiếu)  trên màn hình.
   Bài trình chiếu là tập hợp của nhiều trang chiếu được thiết kế và trình bày bởi một phần mềm trình chiếu nào đó
   Trang chiếu  là một trang chứa nội dung đa phương tiện của bài trình chiếu.
   Các phần mềm trình chiếu thường được sử dụng hiện nay như: Power Point, Google Slides, bộ Open Office. Bộ Lirbre Office…
2. Chức năng của phần mềm trình chiếu
    Phần mềm trình chiếu thường có hai chức năng chính là thiết kế và trình diễn bài trình chiếu.
a. Thiết kế bài trình chiếu: Thiết kế bài trình chiếu cần tuân thủ theo các bước tuần tự:
1.  Xác định mục tiêu, đối tượng của bài trình chiếu.
2. Chuẩn bị nội dung văn bản,  âm thanh,  hình ảnh,   video clip….
3. Lựa chọn cấu trúc bài  trình chiếu.
4. thiết kế và định dạng trình tự các trang chiếu.
5.  áp dụng các hiệu ứng cho bài trình chiếu.
6.  kiểm tra,  chỉnh sửa bố cục,  nội dung.
b. Trình diễn bài trình chiếu: Trình diễn hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người nói và bài trình diễn.
    Một số lưu ý khi trình diễn:
- Phân bố thời gian  phù hợp ( thời gian trình diễn,  số lượng slide).
- Trình bày theo thứ tự, bố cục rõ ràng.
- Kết hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
- Nắm vững chủ đề và nội dung trình chiếu để truyền đạt từng cảm xúc.
- Không nhìn màn hình và đọc.
 3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu:
    Phần mềm trình chiếu dùng để tạo ra bài giảng đa phương tiện dùng trong dạy học, in tờ rơi quảng cáo, bài báo cáo trong hội nghị khoa học..


CHỦ ĐỀ 9: LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU POWER POINT.

 1. Tìm hiểu phần mềm trình chiếu power point.

          MS Power Point cho phép người dùng tạo và trình diễn một bài trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến nâng cao.

          Các thành phần chính trong giao diện phần mềm trình chiếu Power Point: 1. Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Access Toolbar), 2. Thanh tiêu đề (Title Bar), 3. Thanh Ribbon, 4. Vùng làm việc (Storyboard), 5. Ngăn Outline, 6. Ngăn Slides, 7. Vùng ghi chú (Notes pane), 8. Thanh trạng thái (Status Bar)

2. Phân biệt bài trình chiếu và trang chiếu:         

 Bài trình chiếu còn gọi là tệp tin trình chiếu. Tệp tin trình chiếu Power Point có phần mở rộng ngầm định là ppt (đối với phiên bản 2003) và pptx (đối với phiên bản 2007 trở lên).

          Trang chiếu là vùng làm việc chính của bài trình chiếu. Trong Microsoft Power Point 2010, tên mặc định của trang chiếu là slide 1, slide 2, slide 3…

3. Bố cục trang chiếu:

          Bố cục trang chiếu là tổ chức các nội dung: văn bản, hình ảnh, sơ đồ… trên trang sao cho hấp dẫn và gắn kết người xem.

          Các nội dung trên trang đều được xem là các đối tượng nằm trong một khung bao gọi là Placeholder

Power Point cung cấp một số mẫu bố cục (Layout) để người dùng thuận tiện khi thiết kế.

II. BÀI TẬP

Làm bài tập [tại đây] hoặc theo form bên dưới


logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

lehoangan.ac.ag@gmail.com

Bài đăng phổ biến

TIN HỌC 6 - KT HỌC KỲ II [2024 - 2025]

  I. ÔN TẬP 1. Lý thuyết: Ôn lại nội dung các bài bên dưới. Bài 10             Bài 11             Bài 12                 Bài 13 Bài 15             Bài 16 2. Bài tập: Làm các câu hỏi trắc nghiệm theo link bên dưới Link bài tập trắc nghiệm Xem kết quả làm bài 3. Kiểm tra thường xuyên lần 4: Link đề kiểm tra thường xuyên lần 4 II. KIỂM TRA Link làm bài kiểm tra cuối HK II Lưu ý: Đến  ngày  kiểm tra thầy sẽ cung cấp mã số cho các em làm bài

TIN HỌC 8 - KTGHKI [2021 - 2022]

  I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung đã học và làm các câu hỏi ôn tập. [ Nội dung ôn tập giữa HKI-Tin học 8 ] 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra giữa HKI tin học 8 gồm 40 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 40. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 4. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 45 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. Chúc các em làm bài đạt điểm cao! [ LÀM BÀI KIỂM TRA TẠI ĐÂY ]. HOẶC LÀM BÀI KIỂM TRA TRÊN FORM DƯỚI ĐÂY Đang tải…

TIN HỌC 7 - BÀI 4 |2024 - 2025|

  I. LÝ THUYẾT 1. Xem nội dung bài học 2.  Bài giảng II. BÀI TẬP 👉 Link làm bài tập                               👀👀 Xem kết quả làm bài

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 5 - TIN HỌC 9 [2021 - 2022]

I. CHUẨN BỊ 1. Ôn lại các nội dung chủ đề 10 và chủ đề 11 2. Phải có 1 địa chỉ Gmail đăng nhập để làm bài kiểm tra. II. KIỂM TRA 1. Đề kiểm tra thường xuyên tin học 9 gồm 20 câu trắc nghiệm với tổng số điểm là 20. Để quy đổi sang thang điểm 10, các em lấy tổng số điểm đạt được chia cho 2. 2. Thời gian cho bài kiểm tra là 20 phút, bao gồm ghi các thông tin cá nhân và trả lời các câu  hỏi. 3. Đến giờ kiểm tra thì đề sẽ tự động mở, các em điền đầy đủ thông tin và trả lời các đáp án. Muốn chọn thì click chuột vào dấu tròn phía trước đáp án đó, nếu đổi đáp án cũng tương tự. 4. Mỗi em chỉ được làm bài 1 lần, nếu 2 em cùng làm bài trên một chiếc điện thoại thì phải có 2 tài khoản Google. 5. Chọn đúng đường link của lớp mình.  Chúc các em làm bài đạt điểm cao! Các em làm bài [ tại đây ] hoặc theo form bên dưới Đang tải…